Thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 1 (1月第2月曜日): Ngày lễ trưởng thành (成人の日)
Ngày lễ thành nhân được luật pháp Nhật bản quy định vào năm 1948 với nội dung “Ngày 15 tháng 1, là ngày dành để chúc mừng, khích lệ thanh niên nhận ra rằng họ đã trở thành người lớn và đã đến lúc bắt đầu một cuộc sống tự lập”. Hiện tại, ngày này được đổi là ngày thứ hai của tuần thứ 2 trong tháng giêng theo luật Happy Moday – được ban hành vào năm 2000 (Happy Monday là luật sửa đổi về ngày nghỉ quốc gia, cho phép chuyển một số ngày lễ quốc gia sang ngày thứ 2, kết hợp với thử bảy và chủ nhật, người dân có 3 ngày nghỉ liên tiếp).
Ý NGHĨA TỒN TẠI LỄ THÀNH NHÂN
Ngày thành nhân là ngày tiến hành các nghi thức thành nhân nhằm giúp cho các bạn tân thành nhân ý thức rằng đã hết thời kỳ trẻ con-thời kỳ được bố mẹ và những người lớn xung quanh bao bọc, để bước vào đời sống tự lập và tham gia vào xã hội của người lớn. Ngày lễ thành nhân được tổ chức ở các khu tự trị, thì trang phục chính là lễ phục furisode(lễ phục áo dài) đối với nữ, Haorihakama, vest đối với nam, ngày này, thị trưởng thành phố gửi lời chúc mừng đến lễ thành nhân. Tuy nhiên những năm gần đây, thường thấy nhiều cảnh tượng gây rối chẳng hạn như một bộ phận các tân thành nhân la hét ầm ĩ trong buổi lễ thành nhân.
Theo pháp luật hiện hành, những bạn trẻ đủ 20 tuổi được công nhận là đã trưởng thành, có quyền uống rượu bia, hút thuốc lá, có quyền bầu cử…Nhìn những hành vi thiếu ý thức như vậy, có cảm giác như xu hướng ý thức việc được tham gia vào xã hội người lớn, thành người lớn thực thụ hơn là việc ý thức đón lễ thành nhân như hiện nay.
NHỮNG NGHI THỨC CỔ XƯA
Phong tục chúc mừng vào ngày lễ thành nhân đã tồn tại từ rất lâu đời. Con trai thể hiện việc đã trưởng thành bằng cách tết tóc hoặc đội mũ eboshi, thay đổi trang phục. Bên canh đó phong tục đổi tên từ tên ấu thơ sang tên eboshi cũng rất phổ biến (Lễ genbuku-eboshi). Con gái thì có các nghi lễ như “mogi” tức là khoác lên mình bộ y phục có tà áo dài trải từ hông xuống, lễ kamiage (vấn cao tóc) lễ kane (nhộm đen răng) được coi là những nghi lễ trưởng thành.
Ngoài ra, không chỉ đối với người có địa vị cao như những gia đình quý tộc, nghi thức thành nhân cũng được những người dân nông thôn ở các vùng miền khác nhau tổ chức theo cách riêng của mình. Nhưng đây chỉ là những điều kiện công nhận là thành nhân chứ không phải là tiêu chuẩn về tuổi tác như hiện nay-là phải qua một độ tuổi nhất định(20 tuổi).
Điều kiện trở thành người lớn thực thụ, được coi là trưởng thành thì là phải làm được một số việc như “con trai, trong một ngày phải đốn được 60 kilo củi, bán rong được 12 kilo củi”. Các nghi thức này được gọi là lễ thành niên hay lễ thành nữ… Từ thời Minh Trị trở đi, những nghi thức này đã dần dần bị mất đi, ngoại trừ ở một số vùng.
Từ thời Minh Trị, nam giới buộc phải thực hiện nghĩa vụ đi lính. Để có thể tham gia vào quân ngũ thì cần phải tham gia vào một cuộc kiểm tra tuyển quân. Cuộc kiểm tra tuyển quân này mang ý nghĩa như một tiêu chuẩn của lễ thành nhân. Sau chiến tranh, không còn nghĩa vụ đi lính nữa, ngày “Lễ thành nhân” đã được quy định là ngày lễ chúc mừng chính thức theo “luật về ngày lễ quốc gia” năm 1948.
Ý NGHĨA GỬI GẮM TRONG LỄ THÀNH NHÂN
Ngày lễ thành nhân hiện nay được quy định là ngày thứ hai của tuần thứ 2 trong tháng 1. Ở Nhật bản, trên toàn quốc, mỗi vùng có sự khác nhau, lễ thành nhân được tổ chức từ thượng tuận tháng 1 cho đến trung tuần tháng 1 hàng năm.Tuy nhiên, tại sao lại coi ngày lễ thành nhân là ngày lễ để chúc mừng? Theo một cách giải thích, vào thời kỳ hậu chiến, thời kỳ mà thiếu thốn vật chất và thực phẩm thì thứ được coi là thiếu thốn nhất chính là “con người”.
Để xây dựng một “quốc gia” vững mạnh, các nhà lãnh đạo đương thời lúc ấy suy nghĩ rằng, bản thân mỗi người dân trong đất nước phải trưởng thành, vì vậy họ đã đã quyết định lấy ngày mà thể hiện nguyện vọng “mong muốn đối tượng có nhận thức đã trở thành người lớn” là ngày lễ chúc mừng. Có thể nói, hiểu được suy nghĩ của các bậc tiền nhân về ngày lễ thành nhân như vậy là bước đầu tiên để thành người trưởng thành.
11/2 (2月11日): Ngày kỷ niệm kiến quốc (建国記念の日)
Ngày kỉ niệm kiến quốc lần đầu tiên được công nhận vào ngày 11.02.1872 vào thời kì Meiji ( Minh Trị). Ý nghĩa ban đầu của ngày này là nhằm vinh danh gia đình Hoàng Gia và kỉ niệm ngày thiết lập nước Nhật.
Lịch sử hình thành
Ngày 11.02 đã xuất hiện lần đầu tiên trong quyển Nihonshoki ( Nhật Bản Thư Kí )- một trong những quyển sách cổ nhất của Nhật Bản. Theo quyển sách này thì Hoàng đế thứ nhất của Nhật Bản – Jimmu – được cho là hậu duệ của thần mặt trời, được trao danh hiệu Hoàng đế vào ngày 11 tháng 2 năm 660 TCN.
Đến thế chiến thứ II, ngày này được tổ chức với niềm tự hào lớn lao với những nghi thức long trọng. Tuy nhiên, do hệ quả của chiến tranh, ngày này đã bị bãi bỏ. Nó được xem là ý tưởng không thích hợp vào thời điểm này
Năm 1966, Chính Phủ Nhật Bản đã đưa ngày 11.02 hàng năm là ngày nghĩ Quốc gia và có hiệu lực cho đến bây giờ. Vào ngày này, người Nhật Bản sẽ bày tỏ lòng yêu nước của mình
Lá cờ của nước Nhật được biết như là “Hinomaru” (sun flag) tiêu biểu cho sự lựa chọn thiêng liêng của Emperor ( Hoàng Đế ). Đó là một biểu tượng mạnh mẽ cho đến tận ngày nay
A_mai (Tổng hợp từ nhiều nguồn)
Tác giả bài viết: Mặt Trời Mọc sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chào các bạn thân mến!
Có lẽ khi nhắc đến Nhật Bản (đất nước Mặt Trời Mọc )chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một đất nước giàu đẹp, văn minh và con người thân thiện. Có khi nào các bạn nghĩ sẽ đặt chân mình đến đất nước có nền kinh tế phát triển thần kỳ này không? Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về văn hoá và sắc tộc, nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát triển đứng hàng đầu thế giới.Những năm gần đây, các bạn học sinh, sinh viên....