1. Lời khen
Như trên chúng tôi đã nói, người Nhật thường nói quanh co vì thế khi khen một ai đó, nếu bạn thể hiện lời khen thật lòng nhưng lại thẳng thắn rằng: “Ông/ Bà thuyết trình thật tuyệt vời” thì họ không nghĩ rằng bạn đang khen họ mà họ sẽ bối rối và hiểu nhầm là phê phán theo đường vòng. Ai muốn khen ngợi người Nhật Bản thì chỉ nên đề cập đến cái yếu kém của chính mình chứ không tán dương thành tích của người khác.
2. Bữa ăn
Khi bắt đầu ăn uống, bạn hãy cầm đũa và ăn theo thứ tự ăn cơm, nước canh, các loại rau. Khi uống nước canh, bạn có thể phát ra tiếng mà không sợ thất lễ. Trong quá trình ăn uống, nếu bạn muốn đặt đũa xuống để uống bia, hãy để đầu đũa lên gác đũa. Nếu không có vật dụng đế gác đũa, bạn nên cho đũa vào trong túi đựng đũa.
Bạn nên chú ý ăn hết cơm trong bát, nếu không thích thì cũng chỉ được để lại chút ít thôi. Người Nhật Bản rất quý lúa gạo. Những ai biết sử dụng đũa để ăn sẽ nhanh chóng tạo được thiện cảm ở người Nhật. Không được cầm đũa vung vẩy mọi nơi hay khoắng trộn bát ăn.
3. Uống rượu
Khi uống rượu với người Nhật, bạn tuyệt đối không được rót rượu cho một mình mình mà phải có hành động giao tiếp qua lại: Tôi rót cho bạn, bạn rót cho tôi và với rượu Sake bạn hãy uống cạn.
4. Quà tặng
Không bao giờ được phép tặng người Nhật các món quà như dao, kéo và cái mở thư vì người Nhật coi những thứ đó là điềm báo hiệu chia tay, phân ly hoặc ly hôn. Không được tặng tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn vì chúng bị coi là không tao nhã. Đối với người Nhật, chúng biểu tượng cho “mắn” trong sinh sôi nảy nở hoặc thủ đoạn. Quà thường được trao với câu nói sau: “Mặc dù nó không có giá trị gì, nhưng xin ông/bà hãy vui lòng nhận cho”. Không được phép mở món quà được tặng ngay trước mặt người tặng vì như thế sẽ bị coi là tham lam.
5. Trả tiền
Khi đi ăn, nếu bạn muốn là người trả tiền thì trước đó bạn hãy nói với người phục vụ. Không được tính cộng lại, kiểm tra con tính trên hóa đơn thanh toán. Sa đà công khai vào chuyện tiền bạc như vậy bị coi là không tinh tế và tao nhã.