Công ty cổ phần tư vấn du học Mặt Trời Mọc
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC MẶT TRỜI MỌC (1080 × 432 px) (1024 × 432 px)

Chuẩn Bị Những Đồ Dùng Gì Khi Đi Du Học Nhật Bản ?

Thứ bảy - 18/03/2017 15:28
Chuẩn Bị Những Đồ Dùng Gì Khi Đi Du Học Nhật Bản ?

NÊN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ TRƯỚC KHI SANG NHẬT ?

1. Cân hành lý:

Khi mua vé bạn phải kiểm tra số cân được gửi kèm theo máy bay là bao nhiêu. Đồ mang theo thường gồm 2 loại: Ký gửi theo máy bay và xách tay lên máy bay. Thông thường số cân sẽ như sau:

Hành lý ký gửi: 40 kg ( chia làm 2 vali) ~ Hành lý xách tay: Túi không quá 7 kg

Nếu bạn mang chất lỏng, dao kéo thì bạn phải để trong hành lý ký gửi vì lý do an ninh. Nhớ cân hành lý trước khi ra sân bay, nhiều bạn chủ quan không cân bị quá kí sẽ bị thu phí rất đắt.

2. Giấy tờ cần thiết 

 Hộ chiếu

Vé máy bay

Ảnh thẻ 3x4 và 4x6 (Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không rẻ nên bạn nên mang khá nhiều ảnh theo).   Bạn cũng nên lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.

Nhớ mang túi nhỏ đeo theo người và mang các giấy tờ này theo người. Đừng quên chúng ở sân bay hay bỏ vào hành lý ký gửi ! Khi bạn ký gửi hành lý và lấy Boarding Pass (vé lên máy bay) thì nhớ giữ kỹ Boarding Pass. 

Không nên mang: Học bạ cấp ba, chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh.

Những thứ trên thường không cần dùng tới, nếu ở Nhật cần thì gia đình bạn có thể scan và gửi qua được, và Nhật cũng chỉ yêu cầu có bản sao là được. 

3. Quần áo

 Thường bạn sang vào tháng 4 (mùa xuân) hay tháng 10 (mùa thu), tiết trời sẽ tương đối lạnh cho nên bạn nên mang  một cái áo ấm. Không cần mang quá nhiều vừa tốn nặng vừa không tiện vì sang Nhật mua cũng rất rẻ (chỉ tầm 1000 đến 2000 yên), áo Nhật lại rất ấm, nhẹ hơn hẳn Việt Nam - chống lạnh tốt hơn vì thiết kế chuyên dụng cho thời tiết ở Nhật.

Bạn nên mang đủ nhiều  áo thun, quần áo mỏng mặc ở nhà, một vài áo khoác mỏng mặc mùa xuân hoặc mùa thu. Nên chọn những cái nào bạn ưng ý nhất thôi vì sang Nhật quần áo rất nhiều và cũng không hề mắc so với Việt Nam (ví dụ quần jean Uniqlo khá đẹp cũng tầm 2000 yên thôi, còn quần jean N&M ở Việt Nam cũng đã 500K  rồi). 

Tất chân: Mang một vài đôi vì bên Nhật khá lạnh hoặc mua sau tại các cửa hàng 100 yên.

4. Đồ dùng vệ sinh cá nhân:

Bạn nên mang đồ dùng cá nhân đủ dùng vì tuy bên Nhật có thể mua được nhưng không phải lúc nào bạn cũng đi siêu thị được ngay và cũng chưa biết chỗ nào rẻ, với các bạn chưa thạo tiếng Nhật cũng có thể bị mua nhầm. 

Kem đánh răng, dầu gội, dầu xả:: Nên mang tuýp hay chai loại nhỏ nhất cho nhẹ và đỡ tốn chỗ. Bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh tai: Mang vừa đủ. Gương lược, móc áo ... có thể mua sau.

Các đồ vệ sinh thân thể mà bạn thường dùng: Nên mang theo lượng đủ dùng 1 ~ 2 tuần (thời gian làm quen cuộc sống mới), nhất là các bạn nữ. Khăn tắm, khăn mặt: mang theo đủ dùng

5. Tiền:

Nên mang tầm 100,000 ~ 200,000 yên (1000 ~ 2000 USD), nhớ đổi ra tiền yên, không mang tiền VND hay USD (rất khó đổi USD vì ở Nhật chỉ xài JPY). 

6. Thuốc:

Nên mang theo thuốc cảm cúm, tiêu hóa, giảm sốt,... mà bạn thường dùng với số lượng vừa phải (đủ dùng trong 2 - 3 tháng là được), đừng mang quá nhiều vì không khí và đồ ăn bên Nhật lại rất sạch nên cũng khó có gì xảy ra.

Vitamin C: Rau quả bên Nhật thường ít hơn và bạn chưa quen, ngoài ra giá cả thường đắt hơn thịt nên bạn mang vitamin C bổ sung. Các thực phẩm chức năng khác: Tùy loại bạn thường dùng.

7.Đồ ăn, đồ uống:

Đồ uống:

Không nên mang theo vì bên Nhật đồ uống chất lượng rất cao và giá rất rẻ (1 lít nước cam hay táo là 100 yên, 1 lít sữa là 100 yên => Rẻ gấp 2 - 3 lần giá cả tại Việt Nam), ngoài ra bạn cũng không xách tay được đồ uống lên máy bay (và cũng không cần vì máy bay có phục vụ đồ uống) vì lý do an ninh. Bạn chỉ nên mang nước suối để tránh mất nước khi đi tới sân bay.

Đồ ăn: Nếu bạn muốn tiết kiệm, bạn nên mang theo

1 thùng mỳ ăn liền, không được mang thực phẩm chế biến sẵn như ruốc vv.. ( vì phải xuất trình giấy phép kiểm dịch)

Đừng mang nhiều quá vì bên Nhật cái gì cũng có, và giá rẻ hơn ở Việt Nam (về trứng, v.v...). Mỳ ăn liền là để thời gian đầu tiết kiệm tiền và chưa hợp khẩu vị đồ ăn Nhật mà thôi. 

8. Đồ điện:

Máy tính xách tay: Nếu máy tính bạn vẫn xài được tốt thì nên mang theo, vì điện máy tính là 100 - 240 V nên có thể sạc điện tại Nhật (ở Nhật dùng điện 100 V).

Điện thoại: Chú ý là băng tần điện thoại Nhật Bản và Việt Nam khác nhau, nên không dùng được khi sang Nhật, chỉ có thể dùng để lên mạng qua wifi hoặc báo thức...

Không nên mang máy tính để bàn.

Từ điển, kim từ điển Kim từ điển bên Nhật thường là Nhật - Anh, Nhật - Nhật nên bạn nên:

Mang từ điển giấy cả Việt - Anh lẫn Anh - Việt, loại tốt tức là có câu ví dụ đàng hoàng. Nếu được: Mang từ điển giấy loại hai chiều Việt - Nhật, Nhật - Việt. 

Đồ điện (Nồi cơm điện, v.v...) Đừng mang, vì đồ điện bên Nhật xài điện 100V còn Việt Nam lại xài 220V nên bạn sẽ không dùng được. Bếp ga du lịch cũng thế, vì kích thước bình ga 2 nước khác nhau. Bát đũa, kéo... cũng không cần thiết vì rất dễ mua được ở hàng tạp hóa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu công ty mặt trời mọc

35229363 1584996154956005 4437827876884054016 n

 Chào các bạn thân mến!

 Có lẽ khi nhắc đến Nhật Bản (đất nước Mặt Trời Mọc )chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một đất nước giàu đẹp, văn minh và  con người thân thiện. Có khi nào các bạn nghĩ sẽ đặt chân mình đến đất nước có nền kinh tế phát triển thần kỳ này  không? Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về văn hoá và sắc tộc, nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một  cường quốc có sự phát triển đứng hàng đầu thế giới.Những năm gần đây, các bạn học sinh, sinh viên....

Du học Mặt Trời Mọc
quangcao_r_1
2
Tư vấn Online

Thu Phương

0979.057.977

Đình Hóa
0989.850.399

Thanh Tâm
0973.758.810

vinades
quangcao1
Thống kê
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay5,647
  • Tháng hiện tại233,753
  • Tổng lượt truy cập47,679,127
Thăm dò ý kiến người dùng

Bạn biết Web du học Mặt Trời Mọc qua phương tiện nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây